Particle Board là gì? Những ưu nhược điểm của loại gỗ này?

Trong thiết kế nội thất, ván dăm hay còn gọi là PB, Particle Board được sử dụng khá rộng rãi. Có rất nhiều ưu điểm mà ván dăm đem lại trong thiết kế nội thất. Vậy bạn đã biết Particle board là gì? Cùng tìm hiểu ngay với chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé!

Particle board là gì?

Particle board là một trong những vật liệu được ưu tiên hàng đầu trong thiết kế nội thất bởi những chất liệu càng dễ tìm, càng thân thiện lại càng được ưu tiên sử dụng. Ngoài tiêu chí về chi phí, tiêu chí sẵn nguồn hàng luôn được ưu tiên trong công đoạn sản xuất trong và ngoài nước. 

Particle board là một trong những vật liệu được ưu tiên trong nội thất
Particle board là một trong những vật liệu được ưu tiên trong nội thất

Particle board viết tắt là PB, hay còn gọi với cái tên khác là Okal. Ở Việt Nam người ta gọi với cái tên quen thuộc là gỗ ván dăm. Nguồn gốc gỗ ván dăm được làm từ các loại gỗ trồng rừng như gỗ cao su, gỗ bạch đàn, sau đó đem nghiền nát thành dăm gỗ. Tiếp đến là quá trình trộn hóa chất, ép, uốn để tạo thành những tấm gỗ có bề dày và kích thước hợp lý. Particle board khá được ưa chuộng trong việc xây dựng công trình, thiết kế và thi công nội thất, trang trí trong nhà. 

Lịch sử ra đời và phát triển của Particle board

Xuất hiện từ Đức vào năm 1932, ván gỗ dăm Particle board được phát minh bởi một phi công trong quân đội Đức đồng thời cũng là nhà phát minh Himmelheber.Tấm ván dăm đầu tiên được tạo ra tại nhà máy ở Bremen – Đức với nguyên liệu chính là vỏ bào, mùn cưa, vụn gỗ cùng với một loại keo đặc biệt.

Tuy nhiên gỗ ván dăm chỉ được phát triển mạnh mẽ trở thành một nền công nghiệp sau năm 1945. Từ Đức, ngành công nghiệp này bắt đầu lan rộng ra các quốc gia ở châu Âu như Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ, Áo, Phần Lan, Ý,… và sản lượng ván dăm tại Châu Âu chiếm đến 2/3 thế giới. Cho đến thời điểm hiện tại, Particle board đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và được nhiều quốc gia đưa vào sản xuất.

Particle board đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới
Particle board đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới

Thành phần gỗ ván dăm 

Gỗ và keo là hai thành phần chủ yếu có trong Particle board, trong đó:

  • Gỗ, chủ yếu là vụn gỗ chiếm đến 80% thường được lấy từ gỗ bạch đàn, gỗ keo, cao su hoặc phoi bào, vỏ bào, mùn cưa. Nếu là những loại gỗ tự nhiên nguyên khối thì gỗ sẽ được băm nhỏ thành các dăm. Ngoài ra, người ta có thể thay thế gỗ bằng các thực vật chứa Lignin và Cellulose như cây gai dầu, cây lanh, bã mía, rơm, rạ, thân cây bông,…

– Keo Urea Formaldehyde chiếm khoảng 9% đến 10%. Loại keo này có khả năng liên kết cũng như chống ẩm, chống thấm hiệu quả. Bên cạnh đó, xi măng và thạch cao cũng được thêm vào nếu muốn ván dăm có khả năng chống cháy.

– Nước chiếm từ 7% đến 10%. Các chất phụ gia như Parafin hay chất làm cứng,… có tỷ lệ khoảng 0.5%.

Đặc điểm của Particle board:

Màu vàng nâu là màu đặc trưng của loại gỗ này. Ngoài ra nếu là ván chống ẩm thường có cốt xanh, ván chống cháy thường là cốt đỏ. Loại gỗ này thường được phủ bên ngoài bởi melamine hoặc acrylic giải quyết vấn đề thẩm mỹ. Được gọi là chất liệu môi trường vì ván dăm có thể tự hủy sinh học, ở dạng tấm và điều kiện thường, tính chất khá ổn định.

Ván dăm không có mùi đặc trưng. Tỷ trọng trung bình của tấm ván khoảng từ 650kg/m3 – 750 kg/m3. Thông thường độ dày của ván được chia thành 9mm, 12mm, 17mm, 18mm, 25mm. Khổ ván dăm thường được sử dụng là 1220mm x 2440mm và 1830mm x 2440mm. Ngoài ra, còn có những tấm có khổ 1530 mm x 2440 mm hoặc 1830mm x 2440mm

Màu vàng nâu là màu đặc trưng của loại gỗ này
Màu vàng nâu là màu đặc trưng của loại gỗ này

Quy trình sản xuất ván dăm

Quy trình sản xuất Particle Board chuyên nghiệp quyết định đến chất lượng của ván dăm. Do đó, cần phải tuân thủ những bước sau đây:

Bước 1: Chọn lọc nguyên liệu gỗ và băm nhỏ. Như đã giới thiệu gỗ có thể là gỗ rừng trồng như cao su, bạch đàn, gỗ keo,… nguyên khối hoặc cắt khúc. Gỗ phải được loại bỏ mối mọt đục khoét sau đó đưa vào máy băm để được các dăm gỗ nhỏ.

Bước 2: Sấy dăm gỗ ở mức nhiệt quy định để không chứa độ ẩm quá cao ảnh hưởng đến chất lượng ván gỗ khi hình thành.

Bước 3: dăm gỗ sau khi sấy sẽ được sàng lọc để chia ra những kích thước khác nhau. Kích thước dăm gỗ đồng đều sẽ tiện cho việc ép sấy ở các bước kế tiếp.

Bước 4: Dăm gỗ được lọc ra sẽ trộn với keo dính cùng các chất phụ gia theo tỷ lệ nhất định và được mang đi tạo hình. Yêu cầu tạo hình ván dăm tùy theo thông số về mật độ và độ dày.

Bước 5: Sau khi được ép sơ, ván sẽ được cắt theo hình chữ nhật với độ dài tiêu chuẩn. Tiếp tục. Ván được mang đi ép nóng dưới nhiệt độ cũng như áp suất cao để có những tấm ván cứng và mịn.

Bước 6: Ở bước cuối cùng, ván hình thành sẽ được xén cạnh nhằm hoàn thiện, đồng thời bề mặt ván được mài nhẵn và kiểm tra chất lượng.

Các loại cốt ván dăm:

Ván dăm được chia thành hai loại: cốt chống ẩm và cốt thường

Cốt thường là loại gỗ ván dăm không có khả năng chống ẩm chính vì thế nên độ bền thường không được cao, nhất là môi trường ẩm ướt

Ván dăm cốt chống ẩm thường có lõi màu xanh, được pha thêm các chất phụ gia nên có thể ngăn ngừa và tránh các tác động của thời tiết tốt hơn gỗ cốt thường. Loại cốt này có khả năng kháng nước cao, chống trương nở và chịu lực khá tốt.

Người ta còn chia gỗ dăm theo tỷ lệ dăm. Với tỷ lệ thấp, trung bình và cao, gỗ nào có tỷ lệ càng thấp, việc chịu lực càng kém.

Ưu nhược điểm của ván gỗ dăm:

Ưu điểm:

Vì thường được làm từ các loại gỗ thông dụng, dễ trồng, có sẵn trong tự nhiên, nên giá thành đầu vào khá rẻ. Chính vì thế, Particle Board cũng có giá thành thấp hơn các loại gỗ công nghiệp khác như gỗ MDF, HDF. Tại Việt Nam, người tiêu dùng thường hay lựa chọn chất liệu này.

Về đặc điểm, ván dăm có độ mịn, phẳng bề mặt và có màu sắc tương đối thẩm mỹ. Độ bền và độ cứng của ván dăm cũng được chứng minh là tương đối cao. Nhờ đó, trong việc gia công, sản xuất nội thất vẫn chiếm được ưu thế nhất định. Cũng chính nhờ độ mịn này, việc phủ lớp melamine hay laminate để trang trí sẽ dễ dàng hơn.

Với những sản phẩm cốt xanh, được tẩm sấy kỹ càng nên việc chống mối mọt, chống thấm nước khá tốt. Ngoài ta, vì được cấu tạo từ mùn gỗ nên việc bám đinh là vô cùng dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian cho thi công công trình.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm kể trên, gỗ ván dăm còn tồn tại một số khuyết điểm. Một nhược điểm lớn nhất là Particle Board thường chịu lực khá kém so với các loại gỗ công nghiệp khác. Chính vì vậy, khi lựa chọn chất liệu này để làm kệ hay nội thất chứa đồ nặng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Nguyên liệu chính là ván dăm dính keo nên Particle Board dễ dàng bị sứt mẻ. Chính vì thế cần phải lưu ý trong quá trình gia công.

Gỗ ván dăm chịu nước kém hơn gỗ tự nhiên và các loại gỗ công nghiệp khác. Tuổi thọ cũng không bằng các loại gỗ khác nên trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý và bảo quản tốt.

Particle Board được ưa thích và ứng dụng rộng rãi
Particle Board được ưa thích và ứng dụng rộng rãi

Ứng dụng của gỗ ván dăm

Particle Board thường được phủ thêm lớp melamine, laminate hoặc acrylic để đảm bảo độ thẩm mỹ, sự đa dạng về màu sắc. 

Với những loại gỗ cốt thường, không chống ẩm tốt nên lựa chọn để làm những đồ nội thất trong điều kiện tự nhiên ít ẩm ướt. Những nội thất phòng ngủ hay phòng khách như tủ quần áo, tủ sách, bàn học hay giá sách có thể lựa chọn loại ván gỗ này để làm. 

Với loại gỗ cốt chống ẩm, chịu lực tốt hơn, có thể sử dụng để làm những đồ trang trí trong phòng khách hay phòng bếp như tủ bếp, tủ trang trí hay tủ rượu.

Hiện nay với những ứng dụng và đặc điểm của ván dăm, Particle Board được ưa thích và ứng dụng rộng rãi. Những đồ nội thất từ có thể tiết kiệm được chi phí khá lớn, Hơn thế, so với thời gian sử dụng thì có thể nói sản phẩm đa dạng, nhiều chức năng đáp ứng được đa số nhu cầu của người dùng.

 Với những thông tin mà Geva cung cấp hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về loại vật liệu Particle Board, những ưu nhược điểm và công dụng của chúng. Đây sẽ là một lựa chọn thông minh nếu bạn đang muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn muốn có nội thất đẹp. Chúc bạn thành công!

Nội thất Geva – Siêu thị nội thất phong cách hiện đại hàng đầu Việt Nam

Mua nội thất văn phòng và gia đình đến ngay: geva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat bằng Zalo
Chat bằng Facebook

vừa mua sản phẩm

Add to cart