Gỗ lim là gì? Những ứng dụng của gỗ lim trong đời sống

Nhắc đến gỗ lim người ta nghĩ ngay đến sự chắc chắn, đáng giá của loại gỗ này. Gỗ lim được các cụ ta đem vào thơ ca để ví von, hẳn cũng cho ta thấy được sự xuất hiện lâu đời của loại gỗ này. “ Gỗ kiền anh để đóng cày Gỗ lim gỗ sến anh nay đóng bừa Răng bừa tám cái còn thưa Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống to”.

Ta có thể thấy được tầm quan trọng của gỗ lim trong đời sống ông bà ta từ xa xưa đến. Ấy vậy mà không phải ai cũng biết hết về gỗ lim hay những công dụng tuyệt vời của chúng trong nội thất. Vậy hãy để Geva giúp bạn cập nhật những thông tin về loại gỗ này một cách đầy đủ và chính xác nhất trong bài viết này nhé.

Tổng quan về gỗ lim

Gỗ lim là gì?

Lim là loài thực vật có tên là Erythrophleum Fordii, thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, là một trong bốn loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết: đinh, lim, sến, táu. Gỗ lim là tên gọi khái quát của các sản phẩm lấy từ các loại gỗ họ lim như lim xanh, lim Lào, lim Nam Phi. Ở Việt Nam gỗ lim xuất hiện chủ yếu là lim xanh.

Gỗ lim thuộc loại thực vật thân gỗ lớn, với cây trưởng thành đôi khi có cây cao trên 30m. Lim thường mọc theo khu vực hoặc mọc đơn lẻ với cây mọc đơn thường có phân tầng thấp hơn, cành non màu xanh lục. 

Gỗ lim thuộc loại gỗ quý tại Việt Nam
Gỗ lim thuộc loại gỗ quý tại Việt Nam

Đặc điểm nhận diện gỗ lim

Gỗ lim có lá và hoa khá giống với xoan đào nhưng quả nhỏ, dài hơn, thường có hạt màu nâu và dẹp hơn. Thân cây thẳng, có các bạnh ở dưới gốc. Vỏ cây màu nâu nhạt, khi già bong ra xuất hiện lớp vỏ trong màu nâu. Lim được chia thành hai giai đoạn sinh trưởng trong vòng đời của mình là cây non và cây trưởng thành. Trái ngược hoàn toàn với cây non, cây trưởng thành rất ưa sáng. Với đặc thù ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nhiều ánh sáng nên gỗ lim phân bổ chủ yếu ở các nước Đông Nam Á. 

Gỗ lim thuộc nhóm gỗ thứ II trong nhóm gỗ trong bảng xếp hạng nhóm gỗ Việt Nam, là một trong những nhóm gỗ quý hiếm. Gỗ Lim khá cứng do cấu tạo bên trong, khối lượng cũng nặng hơn những loại gỗ khác khá nhiều. Khả năng chống mối mọt trên cả tuyệt vời cũng chính nhờ cấu tạo chắc chắn này. Với những vân gỗ xoắn kết hợp cùng màu nâu gỗ đẹp mắt, khả năng chịu lực cao, gỗ lim mang lại giá trị vô cùng cao cho ngành nội thất. Nếu như bạn chưa biết, gỗ lim được ngâm nhiều năm dưới bùn sẽ sở hữu một màu đen huyền bí và chất lượng sản phẩm sẽ càng được nâng lên. 

Gỗ Lim không sở hữu một mùi hương thơm nhẹ như xoan hay sồi mà lại có mùi khá hắc. Nếu ai không quen có thể gây dị ứng. Đặc biệt là lim ở Lào hoặc Tây Nguyên có mùi hắc hơn cả. 

Gỗ lim có lá và hoa khá giống với xoan đào
Gỗ lim có lá và hoa khá giống với xoan đào

Ưu nhược điểm của gỗ lim:

Nhờ những đặc điểm nói trên, ta hoàn toàn có thể thấy được những ưu khuyết điểm của loại gỗ quý này. 

Ưu điểm của gỗ lim

Không ai có thể phủ nhận được chất lượng của gỗ lim tốt đến nhường nào, đây có thể xem là loại gỗ tốt nhất nhì hiện nay. Với đặc tính tránh được những tác động xấu của khí hậu nóng ẩm như Việt Nam cộng thêm cấu tạo khá rắn chắc nên gỗ lim hầu như không bị tác động của mối mọt. Chính vì thế các sản phẩm tạo nên từ vật liệu này hoàn toàn thiên nhiên không tẩm sấy, bảo vệ sức khỏe cho người dùng.

Nhờ vào cấu tạo thân gỗ chắc chắn, các thớ gỗ và sản phẩm được làm từ gỗ lim có thể có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Càng ngồi độ bóng càng nhiều, sản phẩm càng đẹp.

Màu sắc sản phẩm không thể nhầm lẫn với bất cứ sản phẩm nào. Vân gỗ tự nhiên mỗi cây một riêng biệt tạo nên đặc trưng riêng của gỗ lim.

Gỗ không hề bị cong vênh nứt nẻ sau thời gian dài sử dụng nên được ứng dụng vào đời sống rất nhiều. Góp mặt từ nội thất đến kèo nhà, gỗ lim giúp tôn lên sự sang trọng cho người sử dụng.

Màu sắc sản phẩm không thể nhầm lẫn với bất cứ sản phẩm nào
Màu sắc sản phẩm không thể nhầm lẫn với bất cứ sản phẩm nào

Nhược điểm của gỗ lim

Mặc dù có rất nhiều điểm tốt nhưng gỗ lim vẫn tồn tại một số điểm trừ. Về phần mùi, gỗ lim khá hắc, không có mùi thơm như gỗ xoan hay gỗ sồi. Nhiều người còn có hiện tượng hắt hơi, sổ mũi thậm chí mẩn ngứa.

Vì kết cấu khá chắc nên sản phẩm thường rất nặng gây khó khăn cho việc vận chuyển cũng như thi công, thiết kế từ nguyên liệu thô.

Màu của sản phẩm từ gỗ lim có thể chuyển sang màu đen so với màu ban đầu, bạn nên cân nhắc với những nội thất còn lại và bản mệnh của mình.

Điều cuối cùng không thể tránh khỏi là giá thành vô cùng đắt đỏ. Nhờ vào ứng dụng tuyệt vời cũng như độ khan hiếm, nên gỗ lim thường được bán với giá lên đến hàng chục triệu/m khối

Những loại gỗ lim thường gặp

Có khá nhiều loại gỗ lim tồn tại trên thế giới, nhưng chủ yếu được phân theo 3 loại sau:

Lim xanh:

Lim xanh là loại lim phân bổ chủ yếu ở Tây Nguyên Việt Nam. Ban đầu, khi mới chặt, màu gỗ thường có màu xanh vàng, sau một thời gian sẽ chuyển sang nâu sậm. Cây non thường có màu vàng nâu còn cây trưởng thành có gỗ màu đen đặc trưng. Loại gỗ này rất hiếm và đang được bảo tồn không được đưa vào khai thác. Chất lượng gỗ vô cùng tốt, chịu được lực nén, công vênh, tuổi thọ lâu dài.

Lim xanh là loại lim phân bổ chủ yếu ở Tây Nguyên Việt Nam
Lim xanh là loại lim phân bổ chủ yếu ở Tây Nguyên Việt Nam

Lim Lào:

Gọi là lim Lào do có nguồn gốc xuất xứ từ Lào, được nhập khẩu vào Việt Nam. Nhờ sự chịu đựng dưới thời tiết khắc nghiệt trên đất Lào hàng chục năm, gỗ sở hữu độ cứng và đặc khá cao, chịu lực tốt và hầu như mối mọt không thể tấn công. Lim lào sở hữu màu sắc tươi tắn thiên về nâu đỏ hoặc đỏ sẫm. Vân gỗ dày, rõ nét thường nổi lên nên được đánh giá khá cao về thẩm mỹ.

Mùi gỗ khá hắc và có thể gây nên tình trạng mẩn đỏ, dị ứng. So với gỗ Lim Nam Phi, Lim Lào được đánh giá là có độ bóng hơn, sở hữu vẻ đẹp tự nhiên và trọng lượng cũng lớn hơn. 

Lim Nam Phi

Tuy không được đánh giá cao như lim Lào, lim Nam Phi cũng được đánh giá khá cao trong việc chịu lực và chống cong vênh tốt. Dù nhẹ hơn gỗ lim Lào nhưng năng suất cũng như ưu thế của lim Nam Phi trong gia công sản xuất không hề giảm. Vân gỗ Nam Phi thưa hơn nhưng vẫn có nét đẹp tự nhiên riêng. Màu sắc gỗ không được tươi như lim Lào, cấu tạo gỗ cũng không được cứng hơn. Trong quá trình xử lý gỗ, do bám màu không tốt nên lim Nam Phi thường mất nhiều công đoạn hơn. Mặc dù như vậy nhưng loại gỗ này vẫn được ưu tiên trong sản xuất do tính chất bền hơn những loại gỗ khác. Giá thành tuy hơi cao nhưng vẫn được lựa chọn do chi phí rẻ hơn lim Lào.

Cách nhận biết gỗ lim chính xác nhất

Do giá thành cao, ngày càng có nhiều người làm giả sản phẩm từ gỗ Lim. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm từ loại gỗ này, hãy tham khảo ngay những cách dưới đây để phân biệt:

Thông qua mùi hương

Phương pháp đơn giản nhất là thông qua mùi hương. Vì không sở hữu mùi hương dễ chịu như gỗ xoan hay gỗ sồi, gỗ lim có mùi khá hắc, thậm chí có thể gây ra ngứa ngáy và dị ứng ở người có độ mẫn cảm cao. Bạn chỉ cần ngửi mùi, nếu có mùi hắc, triệu chứng hắt hơi và ngứa mũi, đây chắc chắn là gỗ lim thật.

Gỗ lim có mùi khá hắc so với gỗ xoan hay gỗ sồi
Gỗ lim có mùi khá hắc so với gỗ xoan hay gỗ sồi

Thông qua trọng lượng

Nhờ vào cấu tạo các sợi gỗ liền nhau, gỗ lim sở hữu độ chắc và khối lượng nặng hơn những loại gỗ khác. Bạn có thể nhấc thử, nếu nặng, đây chắc chắn là gỗ lim, nếu trọng lượng nhẹ bất thường, đây là loại gỗ khác.

Ngâm nước vôi trong

Một số người dùng gỗ lâu năm đưa ra phương pháp dùng nước vôi trong để thử lim. Nếu ngâm gỗ trong vòng 1 tiếng đồng hồ, gỗ chuyển sang màu thâm đen, đây có thể là gỗ lim. 

Thông qua dằm gỗ

Phương pháp này thường được sử dụng bởi những người lâu năm trong nghề. Dằm của lim thường cứng hơn của các loại khác. Chỉ cần sờ thôi, người trong nghề hoàn toàn có thể phân biệt được đâu là lim thật lim giả.

Gỗ lim có độc không?

Nhiều người cho rằng gỗ lim có độc do một số người bị dị ứng với loại gỗ này. Tuy nhiên theo các chuyên gia, do mùi khá hắc, một số người ngửi không quen,nên bị dị ứng, hắt hơi là chuyện bình thường. Trong quá trình chế tác, bụi gỗ có thể bay vào mùi gây nên dị ứng và ngứa ngày, nổi mẩn. 

Ứng dụng gỗ lim trong sản xuất nội thất gia đình

Nhờ tính bền và chắc chắn, gỗ lim được xếp vào nhóm gỗ quý tại Việt Nam. Gỗ được sử dụng để làm kèo nhà, trần nhà hay làm cột chống cho các công trình thủy điện và đóng tàu thuyền. Ngoài ta, lim còn góp mặt trong bản sắc dân tộc thông qua công trình đền chùa, miếu mạo. 

Ngoài ra còn là một trong những vật liệu nội thất được ưa chuộng nhất hiện nay. Gỗ lim thường được làm cổng, cửa sổ và cầu thang đem lại không gian sống quý tộc, sang trọng. Nhiều người còn chọn những đồ trang trí bằng gỗ lim như lục bình, tượng,… Chất liệu bền bỉ với thời gian nên không hao tổn phí sửa chữa.

Gỗ lim thường được sử dụng làm kèo nhà
Gỗ lim thường được sử dụng làm kèo nhà

Một bộ ghế phòng khách bằng gỗ lim có thể tiêu tốn đến hàng trăm có khi hàng tỷ đồng nhưng tuổi thọ có thể lên đến hàng trăm năm từ thế hệ này qua thế hệ khác. Càng ngồi, ghế càng bóng, càng đẹp càng tôn lên vân gỗ tự nhiên. Ngoài ra đây cũng là nội thất mang lại phong thủy cho gia chủ. Nếu được sở hữu bộ bàn ghế này, lại hợp với bản mệnh, chắc chắn đây sẽ là nơi chiêu hút tài vận cho gia đình. Bên cạnh việc sử dụng để làm bàn ghế phòng khách, người ta còn dùng gỗ lim để làm kệ tivi, tủ quần áo,….

Một số mẫu nội thất bằng gỗ Lim:

Bộ bàn ghế tiếp khách sang trọng bằng gỗ lim
Bộ bàn ghế tiếp khách sang trọng bằng gỗ lim
Màu sắc tự nhiên của gỗ lim luôn làm nổi bật lên sự sang trọng
Màu sắc tự nhiên của gỗ lim luôn làm nổi bật lên sự sang trọng

Lan can được lát gỗ lim
Lan can được lát gỗ lim
Cửa lim sang trọng, chắc chắn
Cửa lim sang trọng, chắc chắn

Với những thông tin mà Geva cung cấp trên đây, hi vọng các bạn đã có những hiểu biết đầy đủ về loại gỗ quý này và những ứng dụng trong đời sống của chúng. Dù bạn không có điều kiện để sử dụng loại gỗ trên có thể thay thế bằng những loại gỗ tự nhiên không khan hiếm khác, chất lượng không thay đổi mà giá thành có thể giảm đi rất nhiều. Hãy theo dõi Geva để có thể cập nhật nhiều kiến thức về nội thất nhé!

Nội thất Geva – Siêu thị nội thất phong cách hiện đại hàng đầu Việt Nam

Mua nội thất văn phòng và gia đình đến ngay: geva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat bằng Zalo
Chat bằng Facebook

vừa mua sản phẩm

Add to cart